Bánh xe đẩy hàng là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng. Là phần chịu lực của toàn bộ xe bao gồm cả hàng hóa để trên đó. Và cũng là phần tiếp xúc trực tiếp với trực tiếp với mặt đất khi xe di chuyển. Sau một thời gian sử dụng, phần bánh xe của xe đẩy hàng có hiện tượng yếu đi, đảo vành, phát ra những tiếng lẹt kẹt… đó là dấu hiệu việc bạn cần phải bảo dưỡng, kiểm tra hoặc thay thế bánh xe đẩy hàng.

Thời điểm cần bảo dưỡng bánh xe đẩy hàng

So với những bộ phận khác trên xe đẩy hàng, thì phần bánh xe luôn là phần làm việc gần như nhiều nhất. Ngay cả khi bạn kéo một chiếc xe không chứa đồ thì phần bánh xe này vẫn hoạt động.

Bánh xe đẩy hàng là bộ phận thường xuyên hoạt động

Bánh xe đẩy hàng là bộ phận thường xuyên hoạt động

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người dùng thường bỏ quên phần vệ sinh và kiểm tra chúng. Nếu có, thường chỉ kiểm tra và vệ sinh những như sàn xe, tay cầm những lại không chú ý đến phần bánh xe. Khiến bánh xe sau một thời gian sử dụng có hiện tượng kẹt rít, di chuyển khó khăn, xuất hiện hiện tượng đảo vành. Hay trong quá trình di chuyển phát ra những tiếng “kẹt kẹt” gây khó chịu với người dùng.

Đó là là thời điểm bạn cần kiểm tra lại phần bánh xe cũng như chi tiết bên trong của chúng: vòng bi, phần lốp của bánh xe để khắc phục cũng như thay thế kịp thời. Hoặc kiểm tra định kỳ 1 lần/tháng.

Hướng dẫn bảo dưỡng, khắc phục những sự cố xảy đến với bánh xe đẩy hàng 

Bên trên là những lỗi thường gặp với phần bánh xe đẩy hàng, bạn cần thường xuyên kiểm tra có thể khắc phục chúng một cách kịp thời, cũng như thay thế đảm bảo cho hiệu quả cho công việc.

Đối với hiện tượng kẹt rít tại nơi bánh xe, rất có thể nơi ổ bi của bánh xe bị khô dầu, hoặc có dị vật mắc vào phần ổ bi. Để khắc phục hiện tượng này bạn cần chú ý: lấy bỏ phần dị vật mắc vào bánh xe, sau đó tra dầu, giúp phần bánh di chuyển dễ dàng, không còn hiện tượng kẹt rít hay phát ra những tiếng kẹt kẹt trong khi di chuyển.

Nếu trường hợp sau khi đã loại bỏ dị vật, nhưng phần bánh xe vẫn còn hiện tượng két rít khi di chuyển, bạn cần kiểm tra lại phần ổ bi. Rất có thể do phần bi bị vỡ khiến bánh xe kẹt rít hoặc phát ra những tiếng động lạ và gây ra hiện tượng đảo vành bánh xe khi dùng. Bạn nên thay thế phần vòng bi hoặc bánh xe đảm bảo cho công việc vận chuyển của mình.

Với trường hợp phần lốp hoặc cao su bọc bên ngoài bánh xe có hiện tượng bị mòn, ban nên thay thế phần lốp với bánh hơi, phần cao su đặc với bánh đúc cao su thường.

Riêng đối với những dòng xe đẩy hàng gấp gọn: bao gồm cả xe đẩy hàng 4 bánh và xe đẩy hàng 2 bánh, thường gặp phải hiện tượng kẹt khó gập lại được. Với trường hợp này bạn chỉ cần dùng chân đạp vừa phải là có thể gập lại dễ dàng.

Cách khắc phục bánh xe không gập được

Cách khắc phục bánh xe không gập được

Ngoài việc bảo dưỡng bạn cũng cần chú ý bảo quản vào nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp. Điều này giúp bảo quản tất cả các bộ phận của không chỉ riêng phần bánh xe, giúp tăng tuổi thọ của xe.