Bạn luôn nghĩ rằng tủ bếp nhà mình rộng rãi có thể xếp và chứa được nhiều đồ? Tuy nhiên nó sẽ không bao giờ là đủ chỗ nếu như bạn không xếp đặt đồ dùng của mình một cách ngăn lắp và có trình tự.
Việc tủ bếp của bạn rộng hay hẹp không quan trọng ở chỗ bạn có thể sắp đặt tủ bếp nhà mình sao cho ngăn nắp gọn gàng cũng như có thể sắp xếp đồ dùng trong căn bếp một cách hợp lý sao cho đồ dùng dễ thấy, dễ tìm khi cần đến cũng như có thể đảm bảo cho sinh hoạt trong căn bếp của gia đình. Vậy có cách nào nhanh chóng giúp chị em có thể sắp xếp căn bếp nhà mình một cách hợp lý hay không? Trong bài viết này Nikawa sẽ giúp chị em giải đáp những thắc mắc đó.
Bước 1: Dọn sạch tủ bếp
Muốn dọn dẹp bất cứ thứ gì hay làm sạch bất cứ thứ gì thì điều đầu tiên đấy chính là việc bạn thực hiện làm sạch và dọn trống không gian tủ bếp của gia đình bạn. Hãy mạnh dạn làm trống tủ bếp trong gia đình, thẳng tay dọn dẹp hết những đồ dùng không cần thiết, mang hết đồi như bát đũa, chén, dĩa ra khỏi tủ và thực hiện làm sạch theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và từng những vật to đến những đồ dùng nhỏ.
Vì thông thường tủ bếp trong gia đình được thiết kế theo hướng một phần tủ được lắp đặt trên tường để tiện cho người dùng để những đồ như bát, đũa, những hộp gia vị trong nhà bếp. Bên dưới thông thường trong gia đình được lắp đặt để chứa những đồ dùng nặng hơn phục vụ cho công việc bếp núc như: bình gas, thùng gạo, hay những vật dụng như xoong, nồi…
Nguyên tắc trong dọn dẹp, đấy chính là tiến hành lau dọn từ trên xuống dưới từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Và nên chuẩn bị trước một chiếc khăn nhỏ cùng với một xô nước pha một chút giấm ăn loãng để tiến hành công việc lau dọn. Cùng với đó là những phần tủ phía trên cao bạn khó có thể với đến để thực hiện làm sạch cũng như tiến hành sắp đặt lại tủ đồ. Bạn cũng không thể kê những vật kê tạm như ghế để đứng lên đó khiến việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Vì thế bạn nên chọn một chiếc thang nhôm có 4 chân tiếp đất cũng như phần đế thang được bọc lớp nhựa chống trượt đảm bảo an toàn đối với người dùng.
Gợi ý >>>>> Thang nhôm ghế NKA – 05
Sau đó bạn dùng khăn mềm có thấm nước pha dấm loãng để làm sạch phần tủ bếp của gia đình bạn, tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh làm ăn mòn lớp sơn của tủ và gây hại da tay.
Sau khi lau xong bạn có thể dùng giẻ khô lau lại và mở cửa tử bếp 1-2 tiếng giúp tủ không bị ấm mùi nước ẩm. Ngoài ra bạn có thể sử dụng những gia vị tự nhiên có mùi thơm như quế, hồi, thảo quả hay sả để hút mùi và tẩy mùi ở bếp. Giã nhỏ chúng ra rồi cho vào những túi nhỏ treo quanh bếp. Không chỉ tẩy mùi mà còn có thể xua đuổi côn trùng rất tốt.
Bước 2: Sắp xếp xoong, nồi bát đĩa và chạn, tủ
Bạn nên gom nhóm đồ dùng lại với nhau để tiện sắp xếp cũng như mỗi lần lấy ra để sử dụng. Bạn nên xếp bát, đĩa và những loại cốc, ly để cùng một khu vực vừa tiện trong khi dùng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm vừa tạo nên sự đẹp mắt trong gian bếp của gia đình.
Bát đũa thường dùng trong gia đình nên để ở chạn tầng thấp để tiện lấy, không nên để quá cao khiến mỗi lần dùng phải nhoài người tìm kiếm, hay để quá thấp người dùng gập người lấy khi cần.
Những đồ dễ vỡ bạn nên để trên cao tránh việc trẻ nhỏ trêu đùa làm vỡ cốc, chén. Hay những vật to hơn ít được sử dụng đến hơn, như những chiếc xoong nồi cỡ lớn, bạn có thể để chúng xuống phía dưới gầm tủ hoặc trên nóc trên cùng của tủ để tiết kiệm không gian phòng bếp nhà bạn.
Bước 3: Sắp xếp những đồ dùng khác
Trong gian bếp của gia đình bạn chắc hẳn những đồ dùng khác như những hộp đựng gia vị, hay những phần đồ ăn vặt trong gia đình vì vậy bạn hãy sắp xếp sao cho chúng có thể gọn gàng và dễ lấy:
Đồ hộp và gia vị nên được xếp vào một ngăn tủ riêng, hơi xa bếp một chút, sẽ giữ đồ ăn và gia vị của bạn được tươi mới và không biến màu biến vị. Hoặc một giá để gia vị riêng cách bếp đun một khoảng cũng không hại gì.
Những đồ dùng ít dùng đến như kẹp cua, mở nắp hộp, mở chai, dao cắt tỉa hoa quả nên được cất gọn vào ngăn kéo, vì tần suất sử dụng ít và sự sắc nhọn của chúng.