Nội dung chính
Trong khi cả nước đang chung tay đẩy lùi dịch bệnh, bà Hỏa bất ngờ ghé thăm nhiều hộ gia đình. Sự ghé thăm này mang đến nhiều đau thương mất mát cho người ở lại. Đây là hồi chuông cảnh báo tới tất cả mọi gia đình về ý thức và trách nhiệm phòng chống cháy nổ.
Trong thời gian này, ngoài việc giữ gìn sức khỏe, thực hiện tốt các chỉ thị Chính phủ, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy chữa.
Thực trạng cháy nổ trong mùa giãn cách
Trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính Phủ, số lượng cháy nổ trên cả nước có xu hướng giảm đi nhưng tỷ lệ người tử vong do hỏa hoạn lại tăng lên. Chẳng hạn như 2 vụ cháy gần đây nhất:
Đầu tiên là vụ cháy cửa hàng gas ở Sapa xảy ra vào ngày 11/08. Là cửa hàng ga, nên một khi xảy ra hỏa hoạn mức độ lớn hơn rất nhiều lần. Trong vụ cháy này đã xảy ra nổ bình gas một cách mạnh mẽ, gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực hiện công tác của đội cứu hỏa.
May mắn thay, vụ cháy nổ không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về của rất lớn. Đám cháy thiêu rụi toàn bộ cửa hàng gas và một nhà hàng xóm sát vách. Nhà sát vách còn lại bị cháy toàn bộ tầng 1 và tầng 2, do được dập tắt kịp thời nên đám cháy không lan ra toàn bộ căn nhà.
Vụ hỏa hoạn thứ hai xảy ra vào ngày 19/8 tại phường Dĩ An, Bình Dương. Theo nguồn tin, lực lượng chức năng phải phá cửa, đưa năm người ra ngoài sơ cứu và đưa đi cấp cứu, nhưng cả năm nạn nhân sau đó đều đã không qua khỏi. Ba người tử vong sau khi vừa được đưa tới Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An. Hai nạn nhân còn lại được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cũng đã tử vong lúc 4 giờ ngày 19/8.
Nguyên nhân gây nên cháy nổ của những vụ hỏa hoạn gần đây
Điểm chung của 2 vụ cháy này đều là gia đình kinh doanh kết hợp nhà ở.
Với vụ cháy ở Sapa, được biết bình gas được thiết kế an toàn, và sẽ không bao giờ tự nổ. Trừ khi cháy lâu quá dẫn đến nhiệt tăng nhanh, gây ra áp suất tăng cực cao dẫn đến phát nổ. Lúc này tầng 1 trở thành biển lửa, khó có thể cho mọi người thoát hiểm bằng cửa chính.
Đối với vụ cháy xảy ra ở Bình Dương. Tầng 1 của căn nhà là khu vực buôn bán cửa hàng tạp hóa, có nhiều đồ vật dễ bắt lửa.
Bạn có thể tưởng tượng ra khung cảnh, tầng 1 với những kệ hàng hóa đang được trưng bày. Các thiết bị điện tử: tủ lạnh, điều hòa, quạt điện, bóng đèn,… dùng liên tục có thể gây chập cháy điện do quá tải điện năng. Trong trường hợp đám cháy xảy ra, người dân rất khó có thể chạy thoát ra ngoài. Do lối cửa chính đã bị các kệ hàng hóa gây cản trở việc thoát hiểm nhanh chóng.
Điểm chung của những vụ cháy đều là những hộ gia đình vừa ở vừa kết hợp kinh doanh. Họ thường dùng tầng 1 để kinh doanh và sinh sống ở các tầng phía trên. Vậy nên việc kết hợp nhà ở với kinh doanh tiềm ẩn vô số nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn.
Xem thêm: Chạy thoát khỏi bàn tay tử thần của “Quỷ Lửa” với lối thoát hiểm an toàn
Cách phòng chống cháy nổ an toàn
Trang bị kiến thức
- Không để các đồ vật dễ cháy nổ gần khu vực có lửa, hoặc nhiệt độ cao.
- Sử dụng các thiết bị điện phù hợp với nguồn điện gia đình, hệ thống lắp đặt đường dây điện an toàn khi chập cháy điện.
- Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện trong gia đình.
- Khóa van bình gas chắc chắn sau khi sử dụng.
- Thờ cúng, đốt vàng mã, nhang nến đúng nơi quy định. Đảm bảo vàng mã đã cháy hết và không được đốt gần những vật dụng dễ cháy nổ.
- Đối với những căn hộ chung cư, tuyệt đối không được chèn vật cản tại cửa lối thoát hiểm. Nếu để cửa thoát hiểm hở, khói độc sẽ men theo đường bộ đi lên, rất nguy hiểm cho những người thoát bằng cầu thang thoát hiểm…
Trang bị thiết bị thoát hiểm
- Bình chữa cháy
Trong một số đám cháy, người dân không thể dùng nước để dập tắt: xăng, dầu, hóa chất, các chất kim loại kiềm, kiềm thổ,… Lúc này, nếu sử dụng nước, đám cháy có thể cháy càng lớn hơn. Thay vào đó, sử dụng những chiếc bình chữa cháy mini giúp an toàn hơn rất nhiều.
- Mặt nạ phòng độc
Đa số các nạn nhân tử vong trong đám cháy đều là nguyên nhân do ngạt khí. Vậy nên, mặt nạ phòng độc ra đời giúp người dùng hạn chế tối đa việc hít phải khí độc có trong đám cháy.
Thời gian thoát hiểm nhanh chóng, và không cần sử dụng kỹ năng đặc biệt khi thoát hiểm. Thiết bị an toàn cho người già, phụ nữ và trẻ nhỏ sử dụng.
Dây thoát hiểm được lắp đặt ở vị trí thông thoáng như ban công nhà. Một số ngôi nhà không có ban công, thiết bị có thể được lắp đặt tại cửa sổ, tầng tum. Những ngôi nhà được quây khung sắt bảo vệ nên thiết kế có cửa mở để thoát ra ngoài. Lúc này, dây thoát hiểm có thể sử dụng ở ban công.
Trong thời điểm nhạy cảm như ngày nay, mọi người dân luôn phải cảnh giác với mọi mối nguy hại luôn rình rập xung quang chúng ta. Hãy luôn nâng cao ý thức để bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình.