Nội dung chính
Việt Nam đang bước vào “mùa hỏa hoạn”. Những vụ cháy liên tiếp gần đây đã kéo theo hàng loạt những thương vong đáng tiếc. Trong đó, đa số các căn nhà xảy ra hỏa hoạn đều có vấn đề trong thiết kế, dẫn đến việc khó thoát hiểm. Vậy những thiết kế nào trong nhà có thể khiến bạn mất cơ hội sống sót khi hỏa hoạn? Sau đây là một số gợi ý thoát hiểm khi hỏa hoạn với các kiểu kiến trúc nhà tương ứng.
Các loại thiết kế trong nhà cản trở thoát hiểm khi hỏa hoạn
1. Cửa cuốn
Cửa cuốn đã không còn xa lạ với đa phần các kiểu kiến trúc nhà hiện đại. Thiết kế cửa cuốn vừa tiện lợi vừa thời thượng, lại có khả năng chống trộm cao hơn các loại cửa khác. Tuy nhiên, tiềm ẩn bên trong đó là những hiểm họa khôn lường. Gần đây, đã có ít nhất 3 vụ cháy trên địa bàn TP HCM có người tử vong do không kịp thoát hiểm trong căn nhà lắp cửa cuốn.
Cửa cuốn hiện nay được chia làm 2 loại: cửa tự động chạy bằng điện và cửa cuốn kéo tay. Trong đó, cửa cuốn tự động lại phụ thuộc vào việc có nguồn điện. Vì thế, khi hỏa hoạn xảy ra gây hư hỏng hệ thống điện trong nhà, cửa sẽ không thể hoạt động. Cửa cuốn tự động được trang bị bộ phận dự phòng, cho phép chủ nhà mở bằng tay. Tuy nhiên, để dùng tay mở loại cửa này sẽ không dễ dàng và khá tốn sức lực. Do đó, khả năng cao là người trong nhà khó có thể kịp thời mở cửa để thoát ra.
2. Nhà ống có duy nhất một cửa ra vào
Nhà ống dường như cũng là một loại đặc sản ở các thành phố lớn như Hà Nội và HCM. Những căn nhà ống chen chúc nhau trong những con ngõ nhỏ và sâu như mê cung. Càng sâu trong ngõ và càng xây lên cao, tưởng chừng như là nơi thoải mái nhất khi không khí yên tĩnh, sạch sẽ. Thế nhưng thật không ngờ nơi tưởng chừng như an toàn nhất lại là nơi nguy hiểm nhất.
Có thể nói, nhà ống một khi đã cháy là sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí có người tử vong. Tính từ đầu mùa hè đến nay, chỉ tính riêng địa bàn TP HCM đã có khá nhiều vụ cháy nhà ống, có vụ tử vong lên đến 8 người.
Cấu trúc nhà ống hiện đại thường chỉ thiết kế duy nhất một cửa ra vào dưới tầng trệt. Điều này cũng dễ hiểu, do bốn bề là những căn nhà khác san sát nên khó có thể thiết kế thêm cửa hông. Khi có hỏa hoạn, nhà ống cũng rất khó lưu thông được không khí, dẫn đến khói độc không thoát ra ngoài. Nạn nhân mắc kẹt nhanh chóng bị ngạt khói. Nếu nặng có thể tử vong ngay. Nhẹ thì hôn mê, không có khả năng chạy thoát. Khi đó, nếu rất may mắn thì nạn nhân sẽ chờ được lực lượng cứu hộ ứng cứu kịp thời.
3. Chuồng cọp
Chuồng cọp hay còn gọi là lưới chắn an toàn. Kiểu thiết kế này thường dễ bắt gặp ở các tầng cao, ban công hoặc cửa sổ. Ngày thường, chuồng cọp giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo an toàn, tránh trường hợp người hoặc đồ vật rơi từ trên cao xuống.
Tuy nhiên, ban công hay cửa sổ là những lối thoát khẩn cấp và hữu dụng. Đặc biệt là các căn nhà chỉ có một cửa như trên, ban công hay cửa sổ đôi khi lại có thể giúp ích. Thế nhưng chuồng cọp lại cản trở việc thoát hiểm từ các cửa này. Vào tình huống cấp bách, nếu phải phá lưới chắn an toàn thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Mà “quỷ lửa” thì không cho chúng ta nhiều thời gian như thế.
Xem thêm: Hỏa hoạn tiềm ẩn trong những hộ gia đình kinh doanh
Khắc phục nhược điểm đó như thế nào?
Như đã nói ở trên, cửa cuốn thật sự tiện dụng, “kín cổng cao tường”. Nếu là cửa cuốn kéo tay sẽ dễ dàng mở hơn khi khẩn cấp. Nhưng nếu bạn sử dụng cửa cuốn điện, hãy cân nhắc việc thiết kế thêm một cửa thoát hiểm. Đó có thể là một ô cửa sổ lớn, cửa hông hoặc ban công tầng trên.
Thêm nữa, ban công hay cửa sổ lắp lướt chắn an toàn là cần thiết, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên không nên lắp cố định những tấm chắn này. Hãy thiết kế các chốt khóa an toàn để có thể mở chúng ra khi cần thiết. Lưu ý, cách mở các lối thoát hiểm này cần được phổ biến cho tất cả thành viên trong gia đình. Nhờ vậy, mỗi người đều có thể chủ động trong các tình huống xấu. Nếu có chìa khóa, bạn nên đặt chúng ở nơi dễ lấy và thông báo với cả gia đình.
Giải pháp thoát hiểm khi hỏa hoạn
Biện pháp thoát hiểm an toàn từ các lối thoát trên phải kể đến dây thoát hiểm tự động. Dây thoát hiểm Nikawa có cơ chế hoạt động khá đơn giản và an toàn tuyệt đối. Bộ giảm tốc thông minh có thể giúp cho người sử dụng giảm bớt cảm giác sợ độ cao. Các bộ phận đều được cấu tạo từ các vật liệu chống cháy chất lượng cao. Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn, được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Do đó, dây thoát hiểm tự động của Nikawa đã được thông qua kiểm định an toàn của cục PCCC Hà Nội.
Liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.6672.0000 để được tư vấn và lắp đặt dây thoát hiểm tự động nhanh nhất.