Việc sử dụng nhà ở kết hợp với kinh doanh diễn ra rất phổ biến, thường thấy nhất là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, việc PCCC vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, đặc biệt ở những khu vực nhà ống, khu đông dân cư. Cùng Nikawa tìm hiểu mối nguy cơ cháy nổ tại nhà ở kết hợp với kinh doanh và cách khắc phục nhé.

Nguy cơ cháy nổ từ thiết kế nhà ở

Đặc điểm thường thấy của nhà ở kết hợp kinh doanh

Đặc điểm thường thấy của loại hình nhà này là có diện tích nhỏ, nhà cao tầng, thường là nhà ống. Mọi người thường tận dụng mặt bằng tầng một làm khu vực kinh doanh, diện tích các tầng còn lại dùng làm khu vực sinh hoạt, cho thuê trọ. Trong những khu vực đông dân cư, các căn nhà san sát nhau, tường liền kề dẫn đến không có lối thoát ở hai bên hông cửa. 

nguy cơ cháy nổ từ nhà ở kết hợp kinh doanh

Nhiều gia đình với tâm lý chống trộm hoặc nhà có trẻ nhỏ, ban công, các tầng trên được thiết kế rào thép hình chuồng cọp kín mít. 

Khi có cháy nổ, thoát hiểm như nào?

Với thiết kế nhà như thế, 3 mặt đều bị bịt kín bởi các nhà xung quanh. Lối thoát tầng tum, ban công cũng bị rào thép kiên cố. Và lối thoát hiểm duy nhất chỉ còn là cửa chính ở tầng 1. Nhưng, khi tầng một là nơi khởi nguồn đám cháy, hàng hóa chất đầy tầng một thì sao?

nguy cơ cháy nổ từ nhà ở kết hợp kinh doanh

Sẽ rất khó khăn vì khu vực cửa chính đã bị lửa bao phủ. Các tầng trên bị rào sắt kín mít. Mọi người chỉ có thể trông chờ vào lực lượng cứu hỏa. Nhưng, nếu nhà sâu trong ngõ nhỏ, cứu hỏa khó tiếp cận, vòi nước không tới, không một lối thoát hiểm? Thật không dám nghĩ tới. Chính cách thiết kế căn nhà đã vô tình cướp đi tấm vé sống của cả gia đình lúc nguy cấp này.

Xem thêm: Phòng chống cháy nổ giúp giảm thiểu đau thương.

Khu vực kinh doanh cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cực lớn

Mọi người hẳn còn nhớ vụ cháy vào đầu tháng 4 trên phố Tôn Đức Thắng. Chập điện ở tầng một khiến cháy lan sang các hàng hóa khác như tã, bỉm. Hậu quả thật đáng thương khi không còn ai trong gia đình sống sót. Như thế, việc hàng hóa được để ở tầng một đã chiếm lấy lối thoát hiểm duy nhất là cửa chính. 

Các vật dụng, hàng hóa với số lượng lớn, trong diện tích nhỏ thường được sắp xếp không hợp lý, lộn xộn, chắn hết lối cửa chính. Hơn nữa, nhiều khu vực bày bán còn gần với khu vực bếp nấu, thiết bị điện. Hàng hóa che chắn lối đi, cầu thang, gây cản trở trong việc thoát nạn.

nguy cơ cháy nổ từ nhà ở kết hợp kinh doanh

Nguy hiểm hơn, khi những ngôi nhà này chứa những vật dụng dễ cháy như gas, xăng dầu, máy móc, vải, giấy, sơn, mực, cồn,.. Minh chứng là vụ cháy căn nhà sản xuất nến ở TP.HCM hồi tháng 5/2021. Chỉ một sơ ý nhỏ trong việc sản xuất đèn cầy nhưng đã cướp đi sinh mạng của 8 người trong căn nhà.

nguy cơ cháy nổ từ nhà ở kết hợp kinh doanh

Vì thế, đã đến lúc, những ngôi nhà kết hợp với sản xuất cần phải thay đổi. Cần nâng cao tinh thần PCCC để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nâng cao ý thức PCCC để đẩy lùi nguy cơ cháy nổ

Đã có rất nhiều cái kết đau lòng vì thiếu ý thức PCCC. Hỏa hoạn luôn rình rập mỗi ngôi nhà. Vì thế, mọi người cần nâng cao tinh thần PCCC, để phòng ngừa nguy cơ cháy nổ cao nhất.

1. Tạo lối thoát hiểm – Tạo tấm vé sống lúc nguy cấp

Các gia đình cần chủ động bố trí lối thoát nạn khẩn cấp. Đó có thể là cửa sổ, ban công, lối sang nhà bên cạnh. Trong trường hợp không thể mở lối bên hông, cần tạo lối thoát lên phía trên mái, sân thượng. Đối với tầng cao, cần có thiết bị thoát hiểm để nhanh chóng thoát nạn như thang dây, dây thoát hiểm tự động,…

những lối thoát hiểm cần chú ý

Nếu muốn sử dụng rào thép đề phòng trộm cắp, cần tạo rào chắn có thể mở hoặc có các thiết bị cắt khi cần thiết.

2. Bố trí vật dụng, thiết bị điện phù hợp

Sử dụng nguồn lửa, nguồn điện, các thiết bị điện an toàn, đúng quy định. Cẩn trọng trong việc nấu ăn, đun nấu, thắp hương,… Tránh để xe máy, thiết bị xăng dầu gần khu đun nấu. Không dự trữ các chất dễ cháy trong nhà.

Sắp xếp khu vực bán hàng hợp lý tránh cháy nổ

Khu vực bán hàng cần sắp xếp hợp lý. Không để tràn lan, bừa bãi, cản trở lối thoát hiểm cửa chính, cầu thang. Sử dụng cầu trì, aptomat để bảo vệ hệ thống điện, ngắt điện khi có sự cố.

3. Chủ động trang bị thiết bị PCCC

Mỗi gia đình cần chủ động trang bị những thiết bị PCCC cơ bản, cần thiết. Đèn báo cháy, màn chống cháy, bình cứu hỏa mini,… Ngoài ra, nên trang bị thiết bị phục vụ việc thoát nạn như dây thoát hiểm,… Hãy chủ động trong việc tự cứu lấy gia đinh thay vì chỉ bị động đợi sự cứu trợ từ bên ngoài.

Thiết bị phòng chống cháy nổ

Hiện nay, ngoài các thiết bị thoát hiểm cơ bản, dây thoát hiểm tự động được xem là giải pháp mở thêm lối thoát hiểm thông minh cho các gia đình. Với sự an toàn, tiện lợi, thoát hiểm nhanh chóng, Dây thoát hiểm tự động được nhiều người tin dùng. Hãy cùng Nikawa trang bị dây thoát hiểm tự động để bảo vệ gia đình bạn khỏi hỏa hoạn nhé.