Trong các vụ hỏa hoạn xảy ra từ trước tới nay, có không ít tai nạn thương tâm xảy ra do phần lớn người dân không biết cách để thoát hiểm. Tuy rằng khi xảy ra hỏa hoạn lực lượng cảnh sát PCCC đã điều động chuyên dụng đến hiện trường chữa cháy. Nhưng tại một số khu vực do nằm sâu trong khu dân cư, lực lượng PCCC không thể kịp thời hỗ trợ dập lửa ngay được. Vì vậy hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ an toàn cho tính mạng của mình trong các trường hợp khẩn cấp.

Các cách thoát thiểm trong các trường hợp sau:

Nếu đám cháy chưa lan đến nơi mình đứng

  • Đầu tiên, bạn cần giữ bình tĩnh và phản ứng ngay khi có dấu hiệu hỏa hoạn (ngửi thấy mùi cháy, khét, thấy khói, chuông báo cháy kêu)…Cần xác định hướng đang có cháy, lấy một chiếc chăn hoặc một tấm vải thật lớn trùm người bạn lại và di chuyển ra khỏi khu vực đó ngay.

Cách thoát khỏi đám cháy

  • Nếu không may lửa bén vào quần áo thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.
  • La lớn và kêu gọi mọi người cùng thoát nạn. Nếu điện thoại còn sử dụng được, nhanh chóng gọi 114 (cứu hỏa) và 115 (cấp cứu) để cho họ biết bạn đang ở đâu nếu không ra ngoài. Di chuyển tìm đến cửa thoát hiểm gần nhất và thoát ra ngoài.

Nếu đám cháy đang lan đến nơi vị trí bạn đứng 

cách xử lý khi có đám cháy

  • Cố gắng không hít khói. Sử dụng áo, miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể làm ướt nó và đặt nó trên mũi và miệng khi trườn qua đám lửa. 
  • Nếu có cửa, chạm mu bàn tay vào nếu thấy chưa nóng, hãy mở cửa từ từ và quan sát xung quanh.
  • Khói sẽ bay ở phía trên nên bạn hãy nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Càng nằm sát đất bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bởi khói phía trên không chỉ là khói mà còn là không khí bị hun nóng cùng nhiều khí độc khác. 
  • Trong khi thoát ra ngoài, nên đóng cửa nhằm tránh lửa lan nhanh hơn.

Trong trường hợp bị kẹt

cách xử lý khi bị kẹt trong đám cháy

  • Hãy cố gắng đến được chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe hoặc thấy bạn. Tuyệt đối không dùng thang máy để di chuyển.
  • Không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa chính và làm bạn bị kẹt trong lửa. Lấy khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm được chặn phía dưới cửa để ngăn không cho khói bay vào phòng.
  • Trèo ra ngoài cửa sổ và nhảy xuống nếu an toàn hoặc có người trợ giúp. 

Nằm lòng bí quyết thoát ra khỏi đám cháy chính là “bình tĩnh, nằm sát đất, trườn bò, che mặt lại và không hít khói”. Đừng hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình.

Nếu ra ngoài được, bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao trong nhà cần phải có bộ dây thoát hiểm Nikawa?

Trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, dây thoát hiểm tự động

Để đề phòng cháy, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn và gia đình nên trang bị cho mình những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm như: Bình cứu hỏa, mặt nạ chống độc, dây thoát hiểm,… để bảo vệ an toàn tính mạng cho gia đình cùng như bản thân.

bộ dây thoát hiểm tự động nikawa

Dây thoát hiểm tự động Nikawa đang là là một trong những sản phẩm rất hữu dụng và phổ biến, giúp thoát khỏi hỏa hoạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Mỗi gia đình nên tự trang bị bộ dây thoát hiểm đảm bảo chất lượng để có thể chủ động thoát hiểm trước trường hợp các lực lượng phòng cháy chữa cháy cứu nạn đến quá muộn.

Dây thoát hiểm tự động Nikawa – Vì sự an toàn của bạn